blog fiditour,
Hai điểm vùng cao phía Bắc đẹp quên lối về tháng 10
Tháng 10 tâm điểm mùa thu ở miền Bắc tiết trời se lạnh những cơn gió heo may những tia nắng vàng óng ả trong buổi sáng sớm tinh khôi. Tháng 10 là thời điểm đẹp nhất để vivu lên Hà Giang ngắm những thửa ruộng lúa bậc thang trùng điệp giữa mây khói vùng cao hay lên Sapa đắm mình trong những cánh đồng hoa không chỉ có hoa "Tam Giác Mạch" đẹp ngây ngất.
Cùng Blog Fiditour đến những chân trời yêu thương, đầy sắc màu quyến rũ tháng 10. @Blog Fiditour
Đến Bản Phùng tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc tháng 10
Nằm gần biên giới, thuộc địa phận huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Ảnh @lhplee
Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, du khách phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã. Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.
Lúa ở Bản Phùng chín khá muộn so với những nơi khác - khoảng từ đầu đến giữa tháng 10 dương lịch.
Những “đường cong” mềm mại đã khiến nhiều nhiếp ảnh gia phải xiêu lòng khi đến Bản Phùng. Những mái nhà điểm xuyết giữa các tầng lớp ruộng pha đủ sắc màu, tạo thành bức tranh yên ả, thanh bình. Đến Bản Phùng vào mùa lúa chín, du khách rất dễ gặp được mây khói lan tỏa. Cả bản làng như đang bồng bềnh trôi, một khung cảnh thần tiên dành cho những aidám thoát ra khỏi cám dỗ của chăn mền ấm áp lúc tờ mờ sáng.
Mây ở Bản Phùng không dày đặc như Ngải Thầu hay Tà Xùa, chỉ lãng đãng giăng ngang đầu núi, thoắt ẩn thoắt hiện. Sống ở Bản Phùng phần đông là người La Chí, những con người hiền lành như cỏ cây, không sõi tiếng Kinh nhưng rất hiếu khách. Họ luôn sẵn sàng đưa du khách về nhà, mời uống nước rễ cây được đun trong chiếc ấm đen kịt.
Thế nên, nếu trót lỡ hẹn với mùa vàng Tây Bắc, bạn đừng quá lo lắng, vẫn còn đó một Bản Phùng đang chờ. Ảnh @tambui
Mỗi góc nhỏ ở Bản Phùng đều như một bức tranh do chính tay mẹ thiên nhiên vẽ nên, khiến những người khó tính nhất cũng phải đem lòng mê đắm. Bản làng yên bình nép mình bên sườn núi. Đứng nơi đây, du khách sẽ có cảm giác mọi muộn phiền bon chen đều tan biến.
Không phải cánh đồng hoa "Tam Giác Mạch" mà cánh đồng hoa "hồng Ri" đẹp ngất ngây
Khoảng gần 3km, du khách sẽ đến bản Cát Cát
Ảnh @fuong_kuk
Từ trung tâm thị trấn Sapa, theo con đường hướng về phía núi Fanxipan nơi có cánh đồng hoa hồng Ri đang nở rộ. Bản Cát Cát thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đây là một trong những cái tên đứng đầu danh sách địa điểm đáng đi nhất khi du lịch Sapa.
Ảnh @azmee1113
Nằm ngay dưới chân núi Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát ẩn mình, e ấp dưới sự bao bọc của mẹ thiên nhiên. Cả một màu xanh của đồng ruộng, núi đồi bao trùm lên khắp bản, xen lẫn vào đó là những ngôi nhà nhỏ bé của những người dân sinh sống. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy màu sắc nhưng cũng không kém phần thơ mộng.
Ảnh @fraeuleinfrech
Gần 80 hộ dân trong bản hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang là đến trung tâm Cát Cát, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rào là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc cùng ngọn thác Cát Cát (còn gọi là thác Tiên Sa) ầm ầm, tung bọt trắng xoá.
Ảnh @dear.sisi
Bên cạnh thác có hai chiếc cầu treo là cầu Si và cầu A Lứ thu hút rất đông du khách ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm. Ngoài trồng lúa, người Mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề thủ công truyền thống như trồng lanh, dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt và rèn nông cụ. Ngoài ra, ở bản Cát Cát còn có nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn… Để có thể tìm hiểu về các nghề này, khách du lich trong nuoc có thể tới tham quan làng nghề thủ công truyền thống với các khu tranh thêu tay, khu giới thiệu nghề… vô cùng độc đáo.
0 nhận xét: